Cán màng là gì? Đây là kỹ thuật thường được sử dụng để đảm bảo độ bền chắc và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Kỹ thuật cán màng rất thông dụng trong in ấn công nghiệp, tuy nhiên với những khách hàng mới tiếp xúc với thuật ngữ này sẽ không khỏi thắc mắc: cán màng là gì và có những loại cán màng nào? Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng Vietpacking tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
1. Khái niệm kỹ thuật cán màng
Với những khách hàng đang tìm hiểu về in ấn công nghiệp có lẽ sẽ cảm thấy khái niệm cán màng là gì thật xa lạ. Tuy nhiên kỹ thuật này được ứng dụng rất nhiều trong đời sống, nếu bạn để ý có thể thất rất nhiều bao bì giấy, ấn phẩm, sách báo,… được ứng dụng phương pháp gia công này.

Cán màng là kỹ thuật gia công quen thuộc thường được sử dụng trong in ấn sản phẩm hoặc bao bì giấy. Kỹ thuật này cho phép phủ lên sản phẩm của bạn một lớp màng cực mỏng, giúp giúp bao bì, ấn phẩm trở nên thu hút về mặt thẩm mỹ. Đồng thời tăng chất lượng cho sản phẩm nhờ tránh được các tác động bên ngoài như ẩm ướt, nấm mốc, bụi bẩn, ố vàng,…

>>>> XEM NGAY: Chế bản in là gì? Tìm hiểu về các bước chế bản in
2. Vai trò của cán màng trong in ấn
Cán màng được đánh giá là giải pháp ưu việt giúp gia tăng tính thẩm mỹ, tạo nên nét thu hút ấn tượng cho bao bì sản phẩm hoặc các ấn phẩm truyền thông. Dưới đây là những vai trò cơ bản và lợi ích mà kỹ thuật cán màng đem lại:
- Tăng tính thẩm mỹ và mang đến vẻ ngoài sang trọng, lịch thiệp cho sản phẩm.
- Gia tăng tuổi thọ và độ bền của sản phẩm nhờ khả năng chống thấm nước và ẩm mốc.
- Giúp người sử dụng dễ dàng vệ sinh bề mặt sản phẩm mà không ảnh hưởng đến lớp giấy bên trong nhờ khả năng tránh bụi bẩn.
- Tăng khả năng chống xước trực tiếp cho bề mặt sản phẩm, đảm bảo tính thẩm mỹ trong quá trình vận chuyển, trưng bày hoặc lưu kho.
Máy cán màng PE tự động – quy trình in hộp giấy Offset
>>>> THAM KHẢO NGAY: CMYK là gì? Hệ màu CMYK trong in ấn bao bì giấy
3. Phân loại kỹ thuật cán màng
Trước khi thực hiện cán màng, các đơn vị gia công sẽ thẩm định chất lượng của sản phẩm để lựa chọn kỹ thuật cán phù hợp sau đó gia công về máy cán. Cùng Vietpacking tìm hiểu các kỹ thuật cán màng thường xuyên được sử dụng dưới đây.

3.1. Kỹ thuật cán màng mờ
Cán màng mờ là một trong những kỹ thuật sử dụng loại màng trong suốt, có độ mịn mờ và không bắt sáng để phủ lên bề mặt ấn phẩm. Mang đến cho sản phẩm của bạn vẻ ngoài chuyên nghiệp, sang trọng và lịch thiệp. Kỹ thuật cán mờ sau khi được ứng dụng sẽ khiến bề mặt của sản phẩm sẽ mờ đi ở một mức nhất định nhưng không ảnh hưởng nhiều đến màu sắc và chất lượng sản phẩm.

Ưu điểm của kỹ thuật này là giúp sản phẩm tăng tuổi thọ và đẹp mắt hơn, nhờ không phản chiếu ánh sáng nên không nhìn thấy được các vết xước. Bên cạnh đó cán mờ còn giúp giữ nguyên được độ sắc nét hình ảnh đã in ấn trên đó, tránh được hiện tượng ố vàng hoặc bay màu.
>>>> GỢI Ý: Dập chìm là gì? Tại sao nên dùng kỹ thuật dập chìm?
3.2. Kỹ thuật cán màng bóng
Khác với cán màng mờ, kỹ thuật cán màng bóng sẽ sử dụng một lớp màng có độ bóng bẩy, trơn láng và bắt sáng tốt. Tạo nên tính thẩm mỹ cao và cái nhìn trực quan vô cùng bắt mắt cho sản phẩm của bạn. Lớp màng bóng này được làm hạt nhựa, sau khi được cán sẽ rất mỏng và phẳng, đảm bảo giữ nguyên được hình dáng cũng như màu sắc ban đầu của sản phẩm.

Vai trò của cán bóng trong in ấn là giúp ấn phẩm có vẻ ngoài bóng mịn, sắc nét, dễ dàng thu hút sự chú ý của người xem và tránh ẩm mốc ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, nhược điểm của kỹ thuật này là khi xuất hiện vết trầy xước hay vết lõm sẽ rất dễ nhận ra do bị hắt sáng. Thông thường cán màng bóng hay được ứng dụng cho các loại túi giấy hội nghị, quảng cáo cho các doanh nghiệp hoặc các loại decal, hộp giấy,..
Qua bài viết trên, Vietpacking hy vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin để giúp quý khách giải đáp cho câu hỏi cán màng là gì và biết thêm được có những kỹ thuật cán màng nào. Nếu bạn đang tìm giải pháp giúp túi giấy, hộp giấy của doanh nghiệp trở nên thu hút và chất lượng hơn thì cán màng chính là gợi ý tuyệt vời nhất dành cho bạn. Cảm ơn quý khách đã luôn theo dõi và ủng hộ chúng tôi, đừng quên thường xuyên ghé thăm Vietpacking để cập nhập thêm nhiều kiến thức hữu ích khách về in ấn công nghiệp.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 94/1 KP6, đường Thạnh Xuân 13, P.Thạnh Xuân, Quận 12, TPHCM
- Website: https://vietpacking.vn/
- Hotline: 0837 88 99 11 – 0939 000 333
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- In offset 4 màu là gì? Tìm hiểu quy trình in offset 4 màu
- In offset và in kỹ thuật số có gì giống và khác nhau?