Cách bảo quản chanh tươi hoặc bảo quản đóng gói chanh tươi xuất khẩu là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp cũng như là người tiêu dùng quan tâm. Trong những năm gần đây mặt hàng này không ngừng được ưa chuộng ở nhiều thị trường khác nhau trên thế giới. Tuy vậy các doanh nghiệp vẫn gặp một số vấn đề nhỏ trong đóng gói và bảo quản chanh. Bài viết dưới đây của Vietpacking sẽ chia sẻ cách bảo quản và cách đóng gói chanh tươi xuất khẩu đúng tiêu chuẩn.
Tóm tắt nội dung
1. Cách bảo quản chanh tại nhà
Việc bảo quản chanh tại nhà với số lượng ít rất được nhiều người quan tâm. Tùy vào thời gian bảo quản, thời tiết mà chúng ta sẽ chia thành 2 cách bảo quản chính.
>>>> XEM NGAY: Cách bảo quản chanh dây, đóng gói và xuất khẩu đúng tiêu chuẩn
1.1 Bảo quản chanh tươi trong thời gian ngắn
Để bảo quản chanh tươi trong thời gian ngắn từ 1 tuần đổ lại, bạn nên ưu tiên bỏ vào tủ lạnh. Nhưng trước khi bỏ vào tủ lạnh bạn nên rửa sạch chanh, để ráo nước và bỏ vào các túi zip sau đó zip lại và bỏ vào tủ mát. Ngoài ra để chanh lâu chín hơn thì bạn có thể bọc từng quả chanh bằng giấy báo, sau đó mới cho vào túi zip.
1.2 Bảo quản chanh tươi trong thời gian dài
Đối với nhu cầu bảo quản chanh trong thời gian dài, bạn sẽ phải sử dụng cách bảo quản khác đó là sử dụng thùng carton kèm với cát khô. Cách làm như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị sẵn thùng carton, cát khô và chanh đã ráo nước sau khi rửa sạch
- Bước 2: Bỏ một lớp cát mỏng, xếp 1 lớp chanh đầu tiên
- Bước 3: Dùng cát lấp lớp chanh đầu tiên lại, tiếp tục bỏ lớp chanh tiếp theo lên
- Bước 4: Sau khi thực hiện lặp đi lặp lại bước 2, 3 bạn hãy dùng băng keo và dán nắp thùng carton lại. Tiến hành đặt thùng carton đựng chanh ở nơi khô ráo
Như vậy chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có thể bảo quản chanh với thời gian lên tới 1 tháng. Cách bảo quản này lâu hơn rất nhiều so với thông thường.
2. Cách bảo quản chanh xuất khẩu
Chanh là một loại trái cây nhiệt đới có thời hạn bảo quản không quá dài. Do vậy muốn chanh tươi lâu hơn, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, các doanh nghiệp cần có biện pháp bảo quản hợp lý. Dưới đây là những phương pháp bảo quản chanh khi xuất khẩu hiệu quả nhất.

2.1 Sử dụng nước Ozone
Ngâm chanh trong nước ozone nồng độ 0,2% có thể làm sạch và giữ trái cây không bị hư hại. Nhiều doanh nghiệp còn thường phun ozone trong suốt quá trình vận chuyển. Cách làm này giúp ngăn ngừa các vi khuẩn tạo men khiến chanh nhanh chín.
2.2 Giữ mát hoặc làm lạnh
Những loại trái cây nhiệt đới như chanh rất thích hợp với phương pháp này. Khi sử dụng này trái cây sẽ được giữ trong phòng mát với nhiệt độ dưới 20 độ C. Nhiệt độ này cần được duy trì trong toàn bộ quá trình. Nếu muốn thúc đẩy trái cây chín nhanh hơn người ta sẽ tăng lên khoảng 2 độ C. Tuy nhiên đối với trái chanh thì việc này hoàn toàn không cần thiết.
2.3 Bôi sáp bảo vệ
Chanh sau khi thu hoạch thường sẽ loại bỏ phần cuống để tránh trầy xước khi xuất khẩu. Để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, các doanh nghiệp sẽ bôi sáp vào núm cuống. Như vậy cũng có thể làm chậm quá trình chín tự nhiên của trái chanh và ngăn ngừa hư hại do vi khuẩn xâm nhập.
2.4 Dùng bao bì chuyên dụng
Chanh sau khi thu hoạch sẽ được đựng trong thùng chuyên dụng có các lỗ thoáng khí. Những lỗ nhỏ này ngăn cản quá trình hấp hơi và tạo thành khí ethylene khiến chanh nhanh hỏng hơn. Loại hộp này cần đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường nhập khẩu.
>>>> THAM KHẢO THÊM:
- Thủ tục và tiêu chuẩn đóng gói chanh xuất khẩu
- Các tiêu chuẩn chanh dây xuất khẩu sang Châu Âu (EU)
3. Cách đóng gói chanh tươi xuất khẩu
Quy cách đóng gói chanh tươi xuất khẩu là bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp. Những thị trường khó tính như Châu Âu hay Nhật Bản có quy định nghiêm ngặt về vấn đề này. Tuân thủ theo các tiêu chuẩn của thị trường, cách đóng gói chanh tươi xuất khẩu bao gồm các bước như sau:

3.1 Bước 1: Thu hoạch chanh tươi
Chanh tươi khi đã chín đến một mức độ nhất định (khoảng 75%) sẽ được thu hoạch. Sau khi thu hoạch người ta sẽ tiến hành rửa sạch quả chanh, sáu đó để ráo nước và tiến hành đóng gói. Việc để khô chanh giúp ngăn ngừa hiện tượng hấp hơi, úng nước và không dễ bị thối.
3.2 Bước 2: Bọc chanh tươi
Những loại xốp bọc trái cây với kích thước khác nhau sẽ được sử dụng. Những bọc xốp dạng mắt lưới chuyên dùng cũng có thể sử dụng để bọc chanh tươi. Thiết kế dạng vòng lưới này sẽ hạn chế khả năng va đập trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên đối với trái chanh, người ta thường sử dụng túi nilon chuyên dụng hoặc hút chân không để đảm bảo quá trình đóng gói.
3.3 Bước 3: Xếp chanh tươi vào thùng xốp/ carton
Những loại thùng xốp hoặc thùng carton chuyên dụng với thiết kế phù hợp sẽ được dùng để đựng chanh xuất khẩu. Người ta có thể xếp chanh vào thùng với số lượng phù hợp với kích thước. Cách sắp xếp ra sao tùy thuộc vào nhu cầu của từng doanh nghiệp.

Lưu ý là trong suốt quá trình đóng gói, vận chuyển hãy giữ cho trái cây luôn khô ráo. Thùng carton hoặc thùng xốp phải đảm bảo khả năng chống thấm nước, chống ẩm hiệu quả. Không tiếp xúc với nước hoặc ánh nắng mặt trời khiến chanh nhanh hỏng.
Trên đây là những chia sẻ của Vietpacking về cách bảo quản chanh tươi cũng nhừ là đóng gói chanh tươi xuất khẩu. Mong rằng những thông tin trên thực sự giúp ích cho quý khách. Nếu có nhu cầu sản xuất thùng carton hay bao bì giấy phục vụ xuất khẩu, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn một cách nhanh nhất.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 94/1 KP6, đường Thạnh Xuân 13, P.Thạnh Xuân, Quận 12, TPHCM
- Website: https://vietpacking.vn/
- Hotline: 0837 88 99 11 – 0939 000 333
>>>> THÔNG TIN BỔ ÍCH:
- Cách bảo quản và đóng gói vú sữa xuất khẩu đúng tiêu chuẩn
- Cách bảo quản và đóng gói dưa lưới xuất khẩu đúng tiêu chuẩn