Pantone là gì? Pantone được xem như màu sắc thứ 5 được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp in ấn. Hệ màu này là yêu cầu cơ bản mà bất cứ ai làm trong lĩnh vực này cũng cần nắm rõ. Nếu quý khách đang quan tâm và tìm hiểu về hệ màu này, hãy cùng Vietpacking tham khảo bài viết sau.
>>>> GỢI Ý: In offset là gì? Ưu điểm, ứng dụng và quy trình chi tiết
Tóm tắt nội dung
1. Pantone là gì?
Pantone hay PMS (The Pantone Colour Matching System) là tên gọi của một hệ thống màu tiêu chuẩn. Trong đó mỗi màu sắc sẽ được tiêu chuẩn hóa bằng một mã số nhất định. Khi in ấn người ta có thể tra cứu hệ thống màu này để đảm bảo màu sắc được in ra hoàn toàn trùng khớp. Đối với việc hợp tác in ấn, sản xuất bao bì từ xa thì đây là một giải pháp hoàn hảo.

Người ta gọi màu này là màu pha hay màu thứ 5 trong thiết kế, in ấn. Chúng không nằm trong các màu cơ bản của hệ thống màu CMYK và khác hoàn toàn với màu thường. Những nhà in sẽ tự pha trộn màu với nhau để tạo ra một màu mới trong hệ thống PMS.
Màu Pantone thường được phân biệt bởi các ký tự C, U, M…tùy theo chất liệu giấy sử dụng. Trong đó C (Coated) là giấy tráng phủ, U (Un-coated) là giấy không tráng, M (Matte) là giấy mờ. Chất liệu giúp việc thể hiện sắc thái của hệ màu này được chuẩn xác hơn.
>>>> THÔNG TIN HOT: In thiệp cảm ơn khách hàng, card cảm ơn cho SHOP mẫu đẹp
2. Ứng dụng của màu Pantone
Màu Pantone được xem như một loại màu công nghiệp sử dụng chủ yếu trong in ấn bao bì. Đôi khi chúng cũng được sử dụng trong ngành thiết kế thời trang hoặc thiết kế công nghiệp. Hệ thống màu này được công nhận bởi nhiều công ty thiết kế và được ứng dụng trên toàn thế giới. Chúng thường được sử dụng để in tem nhãn, in túi giấy và các bao bì cao cấp…

Tuy rằng đã được chấp nhận và đưa ra vào in ấn trên toàn cầu như một quy chuẩn chung về thiết kế. Hệ thống màu này vẫn có những giới hạn nhất định khi chỉ có 300 màu mẫu. Nếu in ấn bằng màu Pantone thì giá thành sẽ tương đối cao do yêu cầu rất cao về mặt kỹ thuật để đảm bảo màu để thể hiện chính xác trên bao bì một cách đồng nhất. Vì thế, các doanh nghiệp đều hết sức cân nhắc khi sử dụng hệ thống màu này.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Phần mềm thiết kế hộp giấy, thùng carton dễ sử dụng
- Tráng phủ vecni là gì? Ứng dụng varnish khi in bao bì giấy
3. Phân biệt màu Pantone và CMYK
Trước tiên nói về màu CMYK – hệ thống gồm 4 màu cơ bản xanh (Cyan), hồng sẫm (Magenta), vàng (Yellow) và đen (Black). Đây là hệ thống màu được sử dụng phổ biến nhất trong in ấn hiện nay. Người ta có thể pha trộn 4 màu cơ bản này vào với nhau để tạo thành những màu mong muốn. CMYK cũng là hệ thống màu được sử dụng trong công nghệ in offset 4 màu.



Nếu so sánh chi tiết thì màu Pantone và CMYK có những điểm khác biệt cơ bản như sau:
- Màu Pantone tươi tắn và nổi bật hơn so với những màu thông thường được tạo ra bởi hệ màu CMYK.
- Chi phí của khi sử dụng hệ màu pha sẵn cũng cao hơn rất nhiều so với CMYK.
- Xét về mức độ chính xác thì màu thứ 5 trong hệ thống in ấn có độ trùng khớp gần như tuyệt đối. Với bảng màu này, nhà thiết kế có thể đảm bảo rằng bản màu khi in ra giống hệt như thiết kế. Cho dù sử dụng bất cứ loại máy nào thì chỉ cần chọn chính xác mã số màu sẽ không có sự chênh lệch
- Màu Pantone (PMS) chỉ có thể kết hợp được với hệ màu CMYK mà không kết hợp được với RGB.
- Sự so sánh này chỉ đúng nếu chúng ta xét trên cùng một chất liệu giấy giống nhau. Những loại giấy cơ bản như giấy couche, giấy ford… sẽ có sự khác biệt nhất định. Do đó dù sử dụng hệ màu nào cũng cần quan tâm đến chất lượng giấy sao cho phù hợp.
Trên đây là chia sẻ thú vị của Vietpacking về hệ màu Pantone. Mong rằng những thông tin này sẽ đem đến cho quý khách nhiều hiểu biết hữu ích về Pantone là gì. Nếu có nhu cầu in ấn – sản xuất bao bì giấy, quý khách có thể liên hệ với Vietpacking để được tư vấn chi tiết hơn. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết và hãy cùng chúng tôi khám phá nhiều sản phẩm ấn tượng khác nhé!
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 94/1 KP6, đường Thạnh Xuân 13, P.Thạnh Xuân, Quận 12, TPHCM
- Website: https://vietpacking.vn/
- Hotline: 0837 88 99 11 – 0939 000 333
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: In offset 4 màu là gì? Tìm hiểu quy trình in offset 4 màu