Xuất khẩu dừa sang Châu Âu ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về thủ tục, chất lượng và bao bì. Các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khá nhiều khó khăn trong việc đáp ứng những nhu cầu đó. Dưới đây là những tiêu chuẩn cần quan tâm khi xuất khẩu dừa tươi sang thị trường tiềm năng này được Vietpacking tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu dừa của quý doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Tóm tắt nội dung
1. Tiềm năng xuất khẩu dừa sang Châu Âu
EU luôn được biết đến là một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng vô cùng khó tính. Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì đây hiện là thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 4 của nước ta. Những mặt hàng như nông sản nhận được rất nhiều lợi ích kể từ khi EVFTA có hiệu lực.
Khoảng 94% (trong tổng số 547) các loại nông sản của Việt Nam đã được xóa bỏ thuế. Trong năm 2020, sản lượng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU đã tăng 6% so với cùng kỳ năm 2019. Thậm chí doanh thu cũng đạt đến 14,7 triệu USD – con số rất ấn tượng với ngành nông sản nước ta. Trong số đó dừa là một trong những sản phẩm được chú trọng nhiều nhất.

Dừa là một trái cây nhiệt đới trong khi đó thị trường EU lại chỉ mạnh về trái cây ôn đới. Do đó dừa xiêm xuất khẩu của Việt Nam có rất nhiều lợi thế trong quá trình xuất khẩu. Chúng không cần cạnh tranh trực tiếp với những loại trái cây bản địa. Chỉ cần kiểm soát chặt chẽ lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo chất lượng sản phẩm thì xuất khẩu dừa sang EU sẽ ngày càng phát triển.
>>>> XEM NGAY: Phương thức bảo quản và cách đóng gói dừa xuất khẩu
2. Những yêu cầu khi xuất khẩu dừa tươi vào thị trường EU
Tuy đã mở cửa về thuế quan nhưng EU lại ngày càng thắt chặt yêu cầu về hàng rào kỹ thuật. Để có thể thuận lợi xuất khẩu dừa sang EU, người nông dân và các doanh nghiệp cần hiểu cặn kẽ yêu cầu của thị trường. Trong số đó những yêu cầu về an toàn thực phẩm, vùng nguyên liệu đạt chuẩn là không thể bỏ qua.
2.1 Tiêu chuẩn về dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm
Những nhà cung cấp nông sản đều rất coi trọng vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm có tranh sức khỏe. Mức dư lượng tối đa MRL đã được EU thông quan nhằm hạn chế các rủi ro về sức khỏe và môi trường. Các chất gây ô nhiễm như thuốc trừ sâu và kim loại nặng trong thực phẩm cần được kiểm soát. Khi chúng vượt qua MRL thì thị trường EU sẽ không chấp nhận sản phẩm.

Một điều khá may mắn là dừa có lớp vỏ bảo vệ tự nhiên cho chính nó. Do vậy dừa ít khi bị ảnh hưởng bởi các loại sâu bệnh gây hại. Một số ít trường hợp người ta sẽ tiêm hoặc phun thuốc bảo vệ thực vật vào thân cây. Vì thế dẫn đến một lượng hóa chất sẽ còn dư lại trong nước dừa. Trước khi xuất khẩu dừa sang EU, các doanh nghiệp phải kiểm tra chặt chẽ vấn đề này.
>>>> GỢI Ý: Các tiêu chuẩn xuất khẩu dừa sang Trung Quốc cần lưu ý
2.2 Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm
Đối với dừa tươi, rất khó để đưa ra một tiêu chuẩn chính xác. Tuy nhiên các doanh nghiệp có thể tham khảo một số tiêu chuẩn cơ bản. Đây là những yêu cầu được áp dụng với bất cứ loại trái cây nào như:
- Còn nguyên vẹn và không bị trầy xước.
- Được bảo quản sạch sẽ, không có bất kỳ vấn đề gì có thể nhìn thấy bên ngoài bằng mắt thường.
- Không xuất hiện sâu bệnh gây hại và không bị ảnh hưởng bởi những loại sâu này.
- Độ ẩm bên ngoài (trừ trường hợp lấy từ phòng lạnh ra) hoàn toàn không có dấu hiệu bất thường.
- Không xuất hiện những mùi, vị lạ không thuộc về thực phẩm.
- Đã được xử lý qua và được bảo quản tốt trong quá trình vận chuyển.
Dung sai trong yêu cầu chất lượng tối thiểu cho mỗi lô hàng được cho phép ở mức 10%. Các sản phẩm bị ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển không được vượt quá 2% so với tổng thể.
>>>> GỢI Ý: Thủ tục và tiêu chuẩn chanh xuất khẩu tươi không hạt
2.3 Kích thước và quy cách đóng gói bao bì

Thông thường người ta sẽ đóng gói dừa tươi trong bao tải hoặc túi đay. Sau đó dừa sẽ được xếp vào thùng carton để vận chuyển đường dài. Mỗi thùng sẽ khoảng 25kg tương đương với hơn 20 trái dừa. Nếu là dừa non, người ta có thể gọt vỏ thành hình kim cương trước khi đóng gói. Kích thước thùng carton đựng dừa sẽ được xác định dựa theo trọng lượng của quả (có thể tham khảo tiêu chuẩn của ASEAN).
Trên đây là những thông tin chi tiết về xuất khẩu dừa sang Châu Âu mà Vietpacking muốn chia sẻ đến quý khách. Quy trình này còn rất nhiều khó khăn và đòi hỏi sự thay đổi tích cực từ các doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp đang gặp khó khăn và cần hỗ trợ tư vấn sản xuất thùng carton xuất khẩu hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách nhanh nhất.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 94/1 KP6, đường Thạnh Xuân 13, P.Thạnh Xuân, Quận 12, TPHCM
- Website: https://vietpacking.vn/
- Hotline: 0837 88 99 11 – 0939 000 333
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Phương pháp bảo quản và đóng gói chuối xuất khẩu đúng tiêu chuẩn
- Shipping mark là gì? Ý nghĩa trong vận chuyển hàng quốc tế